Khi đi vay vốn, nhiều người thường nghĩ rằng mình đang khỏe mạnh thì cần gì mà phải mua bảo hiểm tiền vay. Vì thế họ coi việc mua bảo hiểm trở nên không cần thiết. Tuy nhiên có không ít trường hợp người đi vay vốn bị gặp tai nạn, bệnh tật,... mất đi khả năng lao động nhưng nhờ đã có bảo hiểm nên được bồi thường giá trị gấp trăm lần giá trị mua ban đầu. Đó mới thực sự chính là giá trị cốt lõi mà bảo hiểm tiền vay mang lại.
Bảo hiểm tiền vay là gì?
Bảo hiểm tiền vay là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho gói sản phẩm vay vốn của mình tại ngân hàng hay các tổ chức tài chính (TCTC). Đối với hình thức vay mang tính rủi ro cao như vay tín chấp thì các TCTC cần cơ sở nào đó để đảm bảo khoản tiền cho vay này được an toàn. Đó chính là lý do mà bảo hiểm tiền vay ra đời.
Bảo hiểm tiền vay là gì?
Bảo hiểm tiền vay là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho gói sản phẩm vay vốn của mình tại ngân hàng hay các tổ chức tài chính (TCTC). Đối với hình thức vay mang tính rủi ro cao như vay tín chấp thì các TCTC cần cơ sở nào đó để đảm bảo khoản tiền cho vay này được an toàn. Đó chính là lý do mà bảo hiểm tiền vay ra đời.
![]() |
Bảo hiểm tiền vay có thật sự cần thiết hay không? |
Việc cho vay của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng đối với khách hàng được lập thành hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay vốn cũng như mục đích sử dụng vốn vay... và những cam kết khác được các bên thỏa thuận.
Pháp luật về ngân hàng cũng không có bất cứ quy định nào bắt buộc người đi vay phải mua bảo hiểm tiền vay. Do vậy, việc khách hàng có mua thêm bảo hiểm tín dụng cho khoản vay của họ là thỏa thuận giữa Tổ chức tín dụng và khách hàng vay trên cơ sở tự nguyện của các bên.
Ngoài ra, theo Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của các Tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quy định về vấn đề thu phí bảo hiểm như sau: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hộ các khoản phí bảo hiểm từ khách hàng và chuyển lại cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm”. Như vậy, bên cho vay sẽ không hề thu lợi một đồng nào trong khoản phí người vay mua bảo hiểm, đây chỉ là hành động xuất phát từ chính lợi ích của khách hàng vay vốn.
Lợi ích có được từ việc bảo hiểm tiền vay
Bản chất của “Bảo hiểm tiền vay” là một sản phẩm được các công ty bảo hiểm tại Việt Nam cung cấp cho hoạt động tín dụng (thế chấp và tín chấp). Đơn vị cho vay là Ngân hàng hay TCTC không hề thu số tiền này. Trong trường hợp người vay gặp rủi ro như tai nạn, tử vong hay thương tật vĩnh viễn, phía bảo hiểm sẽ đứng ra trả toàn bộ số nợ vay cho Ngân hàng.
Anh Nguyễn Văn Toàn có vay tín chấp theo lương hàng tháng tại Prudential số tiền 150 Triệu đồng, trả góp trong vòng 4 năm, lãi suất hàng tháng 1.29%. Anh Toàn đã nhận giải ngân và trả góp được 1 năm. Ngày 30/5/2016, không may anh bị tai nạn giao thông dẫn đến mất khả năng lao động, thương tật vĩnh viễn, không đủ khả năng kiếm tiền. Do anh đã bảo hiểm tiền vay nên lúc này lãi và gốc tại Prudential còn 130 Triệu, phía bảo hiểm sẽ thay anh Toàn đứng ra trả toàn bộ số tiền này.
Hay vụ cháy lớn tại Trung tâm thương mại Núi Sam - An Giang mới đây, trong đó có các gian hàng của các tiểu thương đang vay vốn ngân hàng bị thiêu rụi. Tuy nhiên do đã bảo hiểm tiền vay nên họ đã được công ty bảo hiểm đứng ra thanh toán khoản vay ngân hàng. Dù vậy không ít tiểu thương vay vốn ngân hàng lâm vào cảnh bi đát nợ nần vì không chịu mua bảo hiểm khi vay.
Trên đây là hai trong số rất nhiều trường hợp để nhận thấy được giá trị mà bảo hiểm tiền vay mang lại. Trong cuộc sống, đa số khách hàng đều không hiểu được tầm quan trọng của bảo hiểm và luôn có mong muốn không mua. Tuy nhiên, họ không biết rằng rủi ro vẫn luôn thường trực và có thể “nhấn chìm” kinh tế, tài chính của gia đình mình bất cứ lúc nào.
Phí phải đóng khi mua bảo hiểm tiền vay là bao nhiêu?
Đối với vay tín chấp, thông thường, bảo hiểm tiền vay chiếm từ 5 - 6% trên số tiền gốc mà khách hàng đăng ký vay. Ví dụ, khi khách hàng ký hợp đồng vay 20 triệu đồng tại TCTC để mua sản phẩm, số tiền bảo hiểm khoản vay sẽ là: 5,5% x 20.000.000 = 1.100.000 đồng.
Không những thế, khách hàng có thể không nhận đủ số tiền đăng ký vay mà phải trích lại 5,5% để đóng tiền phí bảo hiểm hoặc khách hàng sẽ nhận đủ số tiền đăng ký vay cộng thêm khoản phí bảo hiểm. Ví dụ, khi khách hàng đăng ký vay 10 triệu đồng thì khách hàng chỉ nhận được khoản 9.450 nghìn đồng (trừ 550 nghìn đồng tiền bảo hiểm khoản vay) hoặc sẽ nhận đủ 10 triệu đồng và ngân hàng sẽ ghi số tiền khách hàng vay là 10.550 nghìn đồng.
Tóm lại, bảo hiểm tiền vay là một khoản chi phí không bắt buộc khi khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, nó luôn được khuyến khích mua bởi nó hoàn toàn mang lại lợi ích cho khách hàng và phần nào hỗ trợ các ngân hàng hay TCTC trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Vì vậy khi tham gia các khoản vay, các bạn nên thực sự nghiêm túc đánh giá về lợi ích và cân nhắc có mua bảo hiểm tiền vay hay không. Đừng đẩy gánh nặng nợ nần lên vai những người thân yêu trong gia đình mình khi những rủi ro không mong muốn xảy ra.
Nguồn: Tổng hợp
Bảo hiểm tiền vay có thật sự cần thiết hay không?
Reviewed by vay thế chấp 24h
on
7/07/2016
Rating:
